Sự quan tâm của người dân với Đại hội đảng - phần 1

Nguyễn Thị Thúy An |Hệ thống thông tin sinh viên|
RFA
Vào ngày 21 tháng 1, đại hội đảng CSVN lần thứ 12 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Kỳ đại hội này sẽ kéo dài đến ngày 28 tháng 1. Trước khi diễn ra, chính trường Việt Nam đã có nhiều diễn biến thu hút sự chú ý của giới quan sát. Còn sự quan tâm của người dân ra sao, Chân Như trò chuyện cùng Trường Sơn, Anh Tuấn và Minh Hiển.

Chân Như: Theo các bạn, nhận thức của người dân hiện nay về thể chế chính trị, về đảng Cộng sản ra sao? Liệu sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi, Bắc – Trung – Nam có tạo nên sự khác biệt về nhận thức hay không ?
Trường Sơn: Trước hết, em thấy có sự chuyển biến tuy không lớn lắm. Theo thống kê cá nhân và cảm nhận cá nhân khi đến nhiều vùng tiếp xúc nói chuyện với nhiều người, em thấy rằng nhận thức của người dân về tình hình chính trị, về quan chức chính quyền cũng thay đổi khá nhiều. Vì tình trạng tham nhũng bất hợp lý xảy ra trên cấp độ toàn quốc  nên đi đến đâu cũng gặp những sự bức xúc của người dân và họ cũng không ngại trong việc bày tỏ; Tất nhiên vẫn chỉ là bày tỏ trong phạm vi trong nhà. Tuy nhiên, theo em đánh giá, người dân VN bây giờ cũng hiểu khá rõ dựa trên đánh giá bản thân, những gì họ cảm nhận được.  Những thứ họ xem trên TV sau đó người ta so sánh ra bên ngoài được rồi họ thấy hoàn toàn khác biệt, họ không tin lắm những lời tuyên truyền nữa.
Còn chuyện về ĐCSVN, em tiếp xúc nhiều em thấy rằng người ta cũng biết là không tốt nữa, nhưng để có suy nghĩ từ việc không tốt để biến thành chuyện cần phải thay đổi nó hoặc nó cần ra đi thì em nghĩ cũng chưa được phổ biến lắm, cũng không có nhiều người có được ý nghĩ như vậy. Họ cũng chỉ nhận thức được nó hết thời, nhưng động đến chuyện nó cần phải ra đi hay không thì em nghĩ rằng là người dân VN vẫn chưa đạt được mức nhận thức như thế.
Còn ý thứ hai, có sự khác biệt giữa nông thông, thành thị, đồng bằng, miền núi và Bắc, Trung, Nam không? Em nghĩ tất nhiên là có. Bởi chúng ta thấy rằng ở thành phố, con người ta có điều kiện tiếp xúc với thông tin hơn cuộc sống dư giả hơn nên người ta bắt đầu quan tâm đến nhu cầu khác, cao hơn như chính trị. Do vậy,  nhận thức về chính trị ở những người ở thành phố hoặc những nơi có thu nhập cao tất nhiên là tốt hơn. Những người, đặc biệt là những người trên vùng cao, vùng núi em đến thì người ta hầu như không quan tâm gì đến chuyện đại hội đảng, ông nào lên làm bí thư hay thủ tướng; Người ta cũng không biết ông nào đang làm thủ tướng hay chủ tịch nước. Đối với họ nó giống như một thế giới tách biệt.  Còn giữa Bắc, Trung, Nam, em nghĩ trong miền Nam thì ít ra họ cũng có 20 năm sống trong thể chế được gọi là dân chủ, chưa thật sự là dân chủ, nhưng người ta vẫn có kinh nghiệm, có được sự so sánh, nên em tin rằng ở trong miền Nam, người dân có cái gì đó ít có cảm tình với ĐCS hơn, còn ở miền Trung, Bắc cảm tình với ĐCS còn lớn lắm.
Minh Hiển: Theo em cảm nhận, nhiều người họ bày tỏ cảm xúc chính trị nhiều hơn so với trước. Em cho đây là một tín hiệu lạc quan mặc dù rất nhỏ nhoi, nhưng là tiền đề cho việc hình thành ra nhận thức đúng đắn về chính trị và không còn thấy đó là việc xa vời nữa. Còn khác biệt hoàn cảnh và điều kiện sống thì tất nhiên điều này có tạo ra sự khác biệt trong nhận thức rồi. Nhìn chung trong phạm vi quan sát của em thì điều kiện vật chất của mọi người càng phải trải qua những biến động hoặc chịu thiệt hại mất mát, nguyên nhân đến từ chính quyền nhà nước thì người ta càng có xu hướng ý thức hơn; Đặc biệt là những gì thuộc về bản thân người ta bao gồm quyền, tài sản vân vân...
Quan sát từ một số bạn bè và người quen của em trong thời gian gần đây một số người bị thiệt thòi từ một số các dự án xây dựng và giải tỏa và thu hồi đất đai, cái này tạo ra thành một hoàn cảnh bắt buộc họ phải có những thắc mắc khiếu nại tham gia các ý kiến của luật sư, của các chuyên gia về quyền lợi của họ. Em gọi cách thay đổi tư duy này nó ở thế bị động và mang tính cục bộ trong phạm vi hẹp.
Anh Tuấn: Thưa anh với câu hỏi này thì tính ra em lại kém may mắn hơn bạn Sơn với bạn Hiển là ba năm vừa qua em không sống ở VN mặc dù trước đó khoảng thời gian sống ở VN thì cũng đi lại nhiều. Giống Sơn, em cũng hay tìm hiểu xem thử là cái cảm nhận của người dân ở các vùng miền khác nhau về tình hình chính trị, và nhất là vùng sâu vùng xa và nông thôn thông thường họ nhìn chính trị qua những cán bộ xã.  Những gì em biết được cách đây khoảng ba năm (thời gian em ở VN) em rất đồng cảm với cả Sơn lẫn Hiển khi người dân càng lúc người ta tỏ vẻ chán chường với cách thức cầm quyền của hệ thống chính trị hiện nay.
Em vẫn nhớ những kỳ đại hội trước, ví dụ năm năm trước hoặc 10 năm trước, thì đâu đâu vẫn có những nhóm người họ thể hiện ra là có chút xíu gì đó kỳ vọng sẽ đổi mới, sẽ thay đổi, nhưng có lẽ tới 2016 này trước kỳ đại hội này dường như số đó nó nhỏ bé lại và gần như biến mất đâu luôn. Em không còn thấy có những người tỏ ra kỳ vọng đó nữa. Đấy là cảm nhận chung của em. Em cũng rất thông cảm ở chỗ mặc dù họ cảm thấy chán chường không nhiều hy vọng là đảng cầm quyền sẽ tự thay đổi, nhưng họ cũng đang gặp bế tắc là không biết bây giờ làm sao để tạo ra sự thay đổi thì em nghĩ đó là không khí chính trị tạm gọi là trước kỳ đại hội lần này.
Chân Như: Các bạn đánh giá thế nào về cách thức và các bài viết mà hệ thống truyền thông – báo đài chính thống trong nước đưa tin về đại hội toàn quốc đảng cộng sản kỳ này và các vấn đề liên quan ?
Anh Tuấn: Em thấy có điểm thú vị về mặt truyền thông, nhất là mặt truyền thông chính thống đáng lưu tâm: Đó là nếu như cách đây năm năm, đặc biệt là 10 năm thì khoảng một năm trước kỳ đại hội mình thấy các cơ quan báo chí chính thống thường mở một chuyên mục và người ta trao đổi về những đường hướng chính trị, người ta tranh luận với nhau. Đặc biệt cách đây 10 năm những loạt bài trên VNnet của Nguyễn Trung vân vân..”thời cơ vàng, hiểm họa đen”. Khi đó không khí tranh luận, trao đổi về đường hướng chính trị đất nước những quan điểm sẽ được đem ra bàn ở đại hội thì không khí rất sôi nổi. Điều đó tuyệt nhiên hiện tại vắng bong.
Điểm qua một số các tờ báo lớn chẳng hạn thì mình thấy trao đổi về đường hướng đường lối chính trị là gần như rất mờ nhạt, và đa phần các thông tin và sự quan tâm của người dân thì tập trung vào những vấn đề đời thường hơn, và ngay cả những trí thức họ cũng không quan tâm đến chủ đề này lắm. Em nghĩ điểm này nó thú vị ở chỗ, có lẽ như phía ĐCSVN người ta đã gặp bế tắc về đường lối chính trị rồi và do đó đại hội lần này, đường lối chính trị không là tiêu điểm mà nó chỉ tập trung vào những chuyện nhân sự.
Điều này thì cũng liên quan tới phát hiện mà ông Carl Thayer, giáo sư bên Úc có nhiều các thông tin mật, có mối quan hệ tốt với giới chóp bu chính trị VN thì ông nhìn nhận rằng, lần này báo cáo chính trị, cũng như về kinh tế xã hội, các văn kiện để trình đại hội được đưa ra cho dư luận chỉ vài tháng trước khi đại hội tiến hành thôi. Điều đó mình thấy được là một đảng đang bế tắc về đường lối, nó đang rất kém tự tin. Do đó không dám trình bày những dự thảo cương lĩnh một cách sớm sủa để mời gọi người dân và những người trí thức, hoặc là những người quan tâm đến tình hình đất nước vào để tranh luận mà nó chỉ làm cho có lệ thôi; Và vì như thế các số ý kiến liên quan tới đường lối tới đây của đại hội rất là ít ỏi.  Đó là về khía cạnh gọi là truyền thông chính thống.
Bên cạnh đó một điểm thú vị thứ hai, mật độ những bài viết trên truyền thông mình tạm gọi là không chính thống, thì quá nhiều, bao gồm cả những bài viết bình luận rồi bao gồm cả tài liệu tố cáo, những tài liệu từ những ông bà lão thành cách mạng vân vân..rồi cả những thư từ giải trình..v.v..;Tức là những tài liệu vốn đều xếp loại mật hoặc tuyệt mật thì bây giờ đều được công bố ra mà mức độ thật hư của nó thì khó ai có thể chắc chắn được.
Tuy nhiên, mình thấy biểu hiện này chắc chắn có những phe phái, thế lực nào đó, bởi vì dựa vào các thông tin đó mình có thể đoán được là phải có những phe phái nào đó bên trong nội bộ tung ra. Và điều đó gợi ý rằng hiện tại truyền thông phi chính thống đang đóng một vai trò rất quan trọng trong những vấn đề hệ trọng nhất của ĐCS.  Đó là hai điểm thú vị mà em thấy được từ cả truyền thông chính thống lẫn phi chính thống được sử dụng trước thềm đại hội lần này.
Trường Sơn: Em chỉ có cái nhìn ngắn gọn thế này, em cho rằng đại hội lần này truyền thông quốc doanh ở VN có hai điểm chính, tức là nó tập trung nhiều hơn vào chuyện nhân sự, và cái thứ hai là thiên về chuyện chống trả, phòng thủ, định hướng người dân khỏi những tin tức lề trái bởi vì bây giờ họ biết chắc người dân họ nương tựa vào truyền thông lề trái facebook, internet, blog, youtube nhiều hơn là tin vào báo đảng. Do họ nhận thấy nguy cơ như vậy đó rõ là hiển nhiên, không còn gì đấy là manh nha nữa nên họ buộc phải đưa ra những cái động thái phòng thủ. Đó là họ hướng dư luận người dân, cố gắng cho người dân thấy những thông tin phi chính thống là những thông tin không đáng tin. Thế nhưng em nghĩ đấy cũng là một nỗ lực vô vọng thôi vì bây giờ người dân tin vào internet rất nhiều. Em thấy đặc điểm của truyền thông VN ở trong kỳ đại hội này nó thể hiện qua hai khía cạnh như vậy.
Minh Hiển: Em hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bạn Tuấn, nhận xét rất chính xác. Thứ nhất, đúng là các truyền thông của đảng họ “hết bài”, phải dùng từ là “hết bài” tức là họ không còn dám đưa nhiều các đường hướng rồi những cái như lần trước nữa.  Bởi nó cũng chỉ là những điều sáo rỗng sáo nhắc đi nhắc lại mà đa phần người ta bây giờ không tin, ngay cả trong nội bộ đảng của họ. Chính vì thế nó thúc ép báo lề trái phát triển lên và từ đấy nó đòi hỏi một việc cấp thiết là hình thành nên các tờ báo độc lập. Tờ báo độc lập về mặt chính tác thì vẫn chưa có ở VN, nhưng trước sức ép của sự cần thiết phải có thì nói chung là không cần nhà nước phải cho phép, tự các blogger và các chia sẻ trên facebook  làm những việc đấy, chả cần ông nào cho phép.

Còn thông tin chính thống thì nếu mà để phải phân loại thì em thấy nó nghèo nàn đến mức em chỉ có thể chia nó thành hai loại, thứ nhất là các bài cũ rích, nói về những sự rốt ráo rồi cấp cập, dùng những từ nhân dân, nhiệt liệt hưởng ứng v.v..để chuẩn bị kỳ đại hội. Nói chung cái này cố gắng vớt vát chút nào thể diện và tính chính danh của đảng cầm quyền. Thứ hai là những tin giáo điều. Còn  nghe đâu đấy mình thấy những tin về xe bọc thép rồi chuẩn bị việc nọ việc kia, thì chúng ta lại đồn đoán với nhau đây là một phe này phe nọ đe dọa lẫn nhau. Nói chung lại bất kể là gì thì đại bộ phận người dân trong cuộc chơi này cũng được phải hân hạnh hạnh là người đứng ngoài trong tất cả mọi việc.

Đảng CSVN đứng đâu trong thế trận Mỹ-Trung?

Nguyễn Ngọc Thắng |Hệ thống thông tin sinh viên blog|

ĐCSVN có lịch sử lệ thuộc gắn bó với Trung Cộng rất nặng nề. Đảng coi TC là chủ nợ, là thầy, là đàn anh, là đồng chí, là láng giềng hữu nghị, môi hở răng lạnh, là đối tác chính trị kinh tế, quân sự, văn hoá 16 vàng 4 tốt v.v... Chuyện đó cũng chẳng có gì là lạ. TC đã giúp ĐCSVN từ những ngày còn trong trứng nước, cho tới ngày cướp chính quyền, cướp nửa nước rồi cướp cả nước. ĐCSVN do đó đã một lòng rập khuôn tất cả những chính sách, mưu mô thủ đoạn của TC trong việc cai trị dân chúng. Khi làm như thế, ĐCSVN tất nhiên trông mong TC giữ đúng trong vai trò một nhà bảo trợ, một nước đàn anh, chỉ lo phát triển kinh tế quân sự trong phạm vi nội bộ của TC (như chính sách mở của cứu vãn nền kinh tế của Đặng Tiểu Bình trong những thập niên 80s và về sau). ĐCSVN những mong được yên tâm làm đàn em, hoặc làm chư hầu theo như câu nói đã quá quen thuộc: "Các nước XHCN anh em" hoặc "Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương". Có tình nghĩa quốc tế CS lại là láng giềng sát vách thương yêu nhau, gặp nhau ôm hôn thắm thiết như thế quả là lý tưởng để cả hai cùng giúp nhau "xây dựng" đất nước của mỗi bên, cùng nắm tay tiến lên XHCN rồi CSCN đại đồng.

Tiếc thay, đời không như là mơ. Đàn anh sau thời gian đổi mới kinh tế tạm phục hồi bắt đầu giở trò tham lam cố hữu, ỷ lớn ăn hiếp bé. Cái thằng bé lại là thằng phải chịu ơn nên đàn anh dễ dàng xoạc cẳng xâm lược, phình bụng bành trướng, lấn từ đất biên giới đến vịnh rồi đảo. Đàn em đau đớn nhìn đất, đảo, vũng vịnh lọt dần vào tay thằng đàn anh mà không dám chống cự vì mở miệng mắc quai (Công hàm Phạm Văn Đồng, Hội nghị Thành Đô...) và vì lúc nào cũng... sợ nó đánh - Thật ra chóp bu ĐCSVN đã bị TC nắm thóp răn đe hết rồi, lấy đâu hùng khí để đánh với đấm - Được thể, thằng đàn anh ngang ngược liếm luôn 80% diện tích biển Đông bao gồm hết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với đường lưỡi bò 9 đoạn tự biên tự diễn viện lý rằng "đảo của tao thì biển xung quanh cũng là của tao". Đàn em nhìn biển của mình bị ép lui vào sát bờ nhưng cũng chỉ dám phản đối lấy lệ. Đàn anh coi phản ứng nhẹ hều của đàn em không ra kí lô nào. Nó còn chấp cả mấy nước chung quanh vùng biển nó chiếm đoạt coi có dám làm gì nó. Philippines tức khí đâm đơn kiện TC ra toà án quốc tế và rủ VN cùng đứng kiện nhưng ĐCSVN co vòi không dám, chỉ dám bắc loa cổng hậu tò te tí te mấy tiếng cho đỡ ngượng. Kể Philippines cũng biết thừa chóp bu CSVN làm gì có gan cóc tía đi kiện TC nhưng họ đề nghị cho có lệ thôi. Thế rồi đàn em bắt đầu "lạnh cẳng" dù thằng đàn anh cười hề hề trấn an: "Hầy, cái lầy là lể ngộ pảo dệ cho nị thôi. Piển đảo của ngộ cũng như của nị mà. Nị lừng có lo, mai lầy ngộ còn xáp nhặp cả cáy Lông Lam Á lữa chớ cáy piển Lông lầy nhằm nhò dì". 

ĐCSVN còn run hơn nữa khi TC hiện thực hoá chuyện chiếm biển Đông bằng cách rầm rộ kéo giàn khoan khổng lồ HD-981 vào đặt ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Không có hành động phản đối ngăn cản mạnh mẽ thì không yên với người dân mà làm mạnh tay thì khó sống với TC nên đảng đành vờ cho tàu tuần duyên, tàu hải cảnh lượn vòng quanh chơi trò bắn súng nước và hò hét võ mồm, rồi có va chạm chút đỉnh lấy tiếng nhưng tuyệt nhiên không xài súng thiệt. Thấy đảng và nhà nước phản ứng yếu xìu, phong trào chống TC xâm lược trong quần chúng VN dâng cao, biểu tình bãi công đốt phá hãng xưởng cơ sở do Tàu làm chủ, tấn công gây thương vong cả công nhân người Tàu tràn khắp. Chóp bu cầm quyền tái mặt tưởng phen này sẽ bị nhân dân vùng lên nắm đầu kéo xuống hỏi tội chắc khó thoát, hoặc nếu dẹp yên được đám dân thì cũng bị đàn anh TC xài xể te tua rồi tống về vườn. May quá, dân VN coi vậy nhưng cũng còn hiền, lửa giận nguội nhanh và chỉ còn ngấm ngầm âm ỉ. Đàn anh cũng chỉ gọi phone cảnh cáo răn đe vài câu rồi xí xái cho mấy chú được tiếp tục công việc làm đầy tớ trên giao. ĐCS hú hồn nhưng từ đó thấy rõ lòng tham của đàn anh TC là vô đáy. Nhưng tay lỡ nhúng chàm, thân trao tướng cướp rồi biết làm sao. Nhúc nhích hó hé là dám ung thư đột xuất lúc nào không biết. Thôi đành vái trời, ủa không, vái tổ Các-Mác, vái cả già Hù sao cho thằng TC nó muốn lấy gì thì lấy, chiếm gì thì chiếm miễn sao nó để yên cho cái đảng hèn này được vinh thân phì gia, cha truyền con nối làm những tên giữ nhà cho chúng ở cái tỉnh hay cái quận VN (hoặc đổi tên là gì cũng được) là tốt rồi. 

Nhưng trời (chỗ này thì trời thiệt) không dung kẻ gian. TC làm quá, coi biển Đông như cái ao nhà, coi luật lệ quốc tế như "nơ pa", xây đảo nhân tạo một cách bất hợp pháp ngày đêm tại mấy dãy đá chìm trong quần đảo Trường Sa, rồi còn xây phi đạo, bến cảng, hải đăng, kéo tàu chiến, phi cơ, giàn pháo, súng phòng không và chắc chắn cả những trang thiết bị khí tài quân sự khác tới bố trí. Ý đồ bành trướng và tham vọng bá quyền biển Đông gồm cả các tuyến giao thông hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng trong vùng đã rõ ràng. Mỹ bấy lâu nay ngấm ngầm theo dõi và đã nhiều lần nhắc nhở nhưng TC vẫn làm ngơ. Nay thì Mỹ không ngồi yên nữa. Không phải Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi và an ninh của Mỹ trong các vùng biển quốc tế mà đó là quyền lợi và an ninh chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. TC đã vuốt mặt không nể mũi, mới hồi phục từ nền kinh tế yếu ớt nhờ sự giúp đỡ của Mỹ mà đã hung hăng muốn hất cẳng Mỹ tại biển Đông. 

Những diễn tiến dồn dập gần đây như: Việc Mỹ công khai cho phổ biến hình ảnh, video chụp từ vệ tinh và hình chụp từ phi cơ trinh sát Poisedon P8-A các hoạt động cấp tập xây đảo, thiết lập căn cứ quân sự trên Bãi Đá Chữ Thập và các đảo, đá khác của TC (21-5-2015); Việc phi công Mỹ không hề nao núng trước những lời cảnh cáo, xua đuổi của hải quân TC, vẫn bay dò thám trên không phận các đảo do TC chiếm giữ; Việc Bộ QP Mỹ gấp rút soạn thảo kế hoạch đối phó với TC tại biển Đông để trình lên Tổng thống; Việc Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Uỷ ban Quân Vụ Thượng viện cùng TNS Jack Reed và hai Dân biểu Mỹ đến thăm VN trước khi dự Hội nghị Shangri-La (lần thứ 14 từ 29-31/5/2015) để thảo luận về an ninh kinh tế Châu Á-TBD và chính ông ta đã đề xuất một điều sửa đổi trong Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng 2016 cho phép cấp 425 triệu đô-la trong 5 năm cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam để giúp huấn luyện và trang bị về quân sự cho quân đội các nước này, rồi mới đây ngày 31-5-2015 cũng TNS McCain kêu gọi Mỹ nên bán các vũ khí phòng thủ cho VN; Việc Bộ trưởng QP Mỹ Ashton Carter gay gắt chỉ trích TC trong bài diễn văn tại Hội nghị Shangri-La hôm 30-5-2015, nêu rõ tính cách bất hợp pháp, vượt qua khuôn khổ luật lệ quốc tế trong việc xây đảo nhân tạo của TC, là việc chưa có tiền lệ và đang tạo bất ổn trầm trọng trong khu vực, rằng phi cơ, tàu biển Mỹ sẽ tiếp tục có mặt tại biển Đông bất kể sự đe doạ của TC. Trước đó cũng ông Bộ trưởng Carter kêu gọi các quốc gia quanh biển Đông hãy đoàn kết lại để đối phó với TC. Sau Hội nghị Shangri-La ông ta cũng sẽ ghé ngay VN để thúc đẩy những hợp tác về quốc phòng; Chưa kể việc Mỹ và các đồng minh Nhật, Úc, Nam Hàn, Philippines luôn hợp tác quân sự, tập trận phòng thủ thường xuyên chứng tỏ Mỹ đã sẵn sàng mọi mặt và sẽ quyết liệt ra tay dạy cho TC một bài học. TC liệu có dám đương đầu với Mỹ không? Hay lại chỉ biết to mồm lớn tiếng nhưng khi đụng chuyện thì rụt cổ lại? Điều này chưa biết rõ nhưng chắc chắn so về sức mạnh quân sự thì TC thua xa Mỹ và về tính chính danh thì Mỹ đang được sự ủng hộ mạmh mẽ của các quốc gia văn minh trên thế giới còn TC thì bị lên án nặng nề. 

Quay về hiện tình VN, liệu ĐCSVN có dám mạnh dạn mở cửa bắt tay với Mỹ trong cơ hội hiếm có này không? Đảng thường viện lẽ sống gần TC là nước lớn và mạnh, lại đã mang ơn của nó thì phải biết nhịn nó, khôn khéo lựa những bước đi an toàn, đừng để nó phật lòng. Nhà cầm quyền VN hiện nay mang mặc cảm lệ thuộc, bị cái bóng con ngáo ộp TC đè trong tâm trí quá sâu và quá lâu nên khó dứt bỏ để gia nhập vào cộng đồng các quốc gia tự do dân chủ văn minh tiến bộ được. Thêm phần nữa đi với Mỹ thì phải từ bỏ độc tài độc đảng, phải thực thi nhân quyền gồm các quyền thiết yếu của con người như tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại..., phải chấp nhận trò chơi dân chủ với tất cả những hệ quả của nó vốn toàn là những điều tối kỵ đánh vào tử huyệt của chế độ CS. Nhưng nếu không nhờ Mỹ thì còn ai có khả năng giúp VN để chống lại cú nuốt chửng của TC trong nay mai? Liệu dù ĐCSVN muốn thần phục và đem Việt Nam làm chư hầu cho TC muôn năm nhưng TC có chịu ngừng lại ở cái cách thế đó không? Chẳng có gì bảo đảm cho tương lai của chóp bu ĐCS và dân tộc VN khi trong thâm tâm của những ông trời con Trung Nam Hải thì cả quả địa cầu này cũng hãy còn là ít. Vậy đảng ta đu dây thế nào đây? Ở bên trái thì thằng TC bảo: "Mày mà đi với Mỹ thì mày chết với ông". Ở bên phải thì Mỹ bảo: "You theo qua thì you phải bỏ đảng". Chắc phải tìm thế đứng giữa nhưng đứng giữa chỉ tạm an toàn khi Mỹ và TC chưa lâm chiến. Một khi chiến tranh nổ ra giữa hai cường quốc, đứng giữa chỉ từ chết đến bị thương nặng. Đó là chưa kể có khi miểng bom đạn chiến trường ở biển Đông chưa văng trúng đã bị thằng Dân vùng lên kéo xuống đập đầu rồi.


Sẽ có bất ngờ phút chót ở Đại hội 12?

Thạch Quốc Toàn|Hệ thống thông tin sinh viên blog|
Nguồn: Đài Á châu tự do RFA.
Hội nghị trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc trước đại hội đảng chỉ một tuần với một loạt các quyết định cần phải được đưa ra, trong đó có những quyết định liên quan đến nhân sự quan trọng, trong bối cảnh có những căng thẳng ngay trong nội bộ đảng. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nhận định sức ép về thời gian chính là sức ép về thỏa hiệp trong việc lựa chọn nhân sự của đại hội lần này. Ông cũng nhận định, rất có thể sẽ có những kết quả ngạc nhiên ở cuối kỳ đại hội đối với nhiều người. Việt Hà của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer về vấn đề này.

Căng thẳng trong nội bộ đảng có tiếp tục?
Trước hết nói về những thông tin liên quan đến việc lựa chọn nhân sự cho 4 vị trí đứng đầu của Đảng Cộng sản nhiệm kỳ tới, giáo sư Carl Thayer cho biết:
GS Carl Thayer: Thông tin duy nhất mà tôi nghe được là bộ chính trị đã đề nghị lên Ban chấp hành trung ương hội nghị 14 cho phép gia hạn thêm 1 năm tại chức đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong lúc đó thì họ sẽ tìm người thay thế. Điều này cũng tương tự như hồi năm 1996 khi tổng bí thư Đỗ Mười được yêu cầu ở lại thêm nửa nhiệm kỳ và sau đó khoảng hơn một năm thì ông Lê Khả Phiêu lên thay. Cho nên điều này đã có tiền lệ. Nhưng Bộ Chính trị đa phần không ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Họ đã muốn kỷ luật ông Dũng trước kia nhưng Ban chấp hành trung ương đã cứu ông ta cho nên cho đến giờ vẫn chưa rõ là liệu ông Dũng có còn duy trì được sự ủng hộ từ Ban chấp hành trung ương hay không. Về danh sách các ứng cử viên thì Việt Nam giữ bí mật rất kỹ nhưng các trang blog, trang mạng thì có rất nhiều bình luận, và đồn đoán nhưng tôi chưa nghe được gì cụ thể ngoài một số tên như ông Tô Lâm, thứ trưởng bộ công an hiện tại có nhiều khả năng sẽ là bộ trưởng bộ này, và ông Trần Đại Quang là Bộ trưởng bây giờ sẽ có chức cao hơn trong đảng cộng sản.
Việt Hà: Nếu đúng là ông Trọng ở lại thêm 1 năm nữa thì theo ông nguyên nhân vì sao đảng cộng sản Việt Nam lại có sự lựa chọn này?
GS Carl Thayer: Điều này chắc là do những bế tắc. Từ lâu đã có những đồn đoán là ông Nguyễn Tấn Dũng đang tìm kiếm cơ hội trở thành tổng bí thư và điều này là chưa có tiền lệ. Ông ta sẽ phải về hưu cùng với một số ủy viên Bộ chính trị khác là những người đã quá 65 và đã phục vụ hai nhiệm kỳ. chưa từng bao giờ trong lịch sử của các đại hội đảng cộng sản Việt Nam khi mà một quan chức cấp cao như thế rời khỏi chức vụ và lấy một chức vụ cao khác trong 4 vị trí cao nhất của đảng. Đã có một liên minh được hình thành xung quanh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước để chặn ông Dũng… Có nhưng thông tin nói về gia đình ông, về tham nhũng… nói chung là rất nhiều những điều phức tạp để nhắm vào ông nhằm tìm ra những điểm yếu của ông.
Việt Hà: Ông cũng đã nói đến gần đây về sự thay đổi trong bầu chọn nhân sự mới của Đảng mà theo đó các ứng cử viên không được bầu bởi ban chấp hành trung ương ở hội nghị mà phải do ban chấp hành trung ương khóa cũ đề cử. Theo ông tại sao lại có sự thay đổi này?
GS Carl Thayer: Thay đổi này đến từ chỉ thị 244 của bộ chính trị quy định rằng một người không thể là ứng cử viên của ban chấp hành trung ương trừ khi người đó đã được ban chấp hành trung ương cũ chấp nhận là ứng cử viên.
Theo tôi được nghe thì vấn đề này đáng ra đã phải được tranh luận rất gay gắt tại hội nghị 14. Ở đại hội đảng trước, trước khi chỉ thị này được đưa ra, các đại biểu có quyền đề nghị ứng cử viên và họ đã làm vậy và có một số người đã được đề bạt bao gồm cả con trai thủ tướng. Cho nên hệ thống của những người cũ vẫn muốn kiểm soát sự chuyển giao. Trong hai đại hội đảng trước, các đại biểu đề nghị họ được quyền có tiếng nói, sử dụng cái gọi là tập trung dân chủ để nói rằng chúng tôi được bầu chọn dân chủ và chúng tôi có quyền, chúng tôi không muốn chỉ có một lựa chọn cho chức Tổng Bí Thư. Họ không được lựa chọn nhưng họ được quyền bầu không chính thức. Sau đó thì 1.400 đại biểu đã bỏ phiếu bầu cho những ứng cử viên làm tổng bí thư và bỏ phiếu cho ban chấp hành trung ương mới và ban chấp hành trung ương mới được cung cấp một danh sách và họ bỏ phiếu bầu chọn Bộ chính trị. Sau đó họ chọn một người làm Tổng Bí Thư. Cuối cùng thì Nông Đức Manh đã được chọn. Cho nên một ứng cử viên duy nhất đã được chọn. Vào lúc này thì vẫn chưa rõ là liệu tinh thần dân chủ như trước kia sẽ xuất hiện ở đại hội này hay không. Như là một phản ứng đối lại với việc kiểm soát chặt chẽ thì theo tôi Nguyễn Tấn Dũng trong một bối cảnh mở và minh bạch sẽ có nhiều khả năng trở thành tổng bí thư mới. Đó là một dự báo lớn từ tôi nhưng Việt Nam không mở như vậy, ngoài ra thì hệ thống chính trị của Việt Nam cũng không phải là một hệ thống mà người thắng cuộc được tất cả. Cho nên nếu Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí Thư thì ông ta sẽ chọn một người của mình làm Thủ tướng. Người khác sẽ nói nếu như vậy thì ông ta quá mạnh nhưng cuối cùng thì phía bên kia thuộc bên Tổng bí thư cũng sẽ nhận được một vị trí cho nên là sẽ cân bằng. Và cuối cùng thì căng thẳng trong nội bộ đảng vẫn sẽ tiếp tục.

Sức ép về thời gian chính là sức ép về nhượng bộ

Việt Hà: Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng được chọn như ông nói và ông ta chọn một người của mình vào chức Thủ tướng thì theo ông ai là gương mặt sáng giá cho vị trí này?
GS Carl Thayer: Tôi nói điều khác hẳn với nhiều người khác nghĩ. Tôi nghĩ là nếu mà ông ta được chọn làm Tổng Bí Thư và ông ta được làm theo cách của mình thì sẽ có rất nhiều những mặc cả dữ dội và trao đổi giữa hai phía. Sẽ rất có thể người được chọn không phải là người mà ông ta muốn. Chúng ta nghe những cái tên như Nguyễn Xuân Phúc rồi Nguyễn Thiện Nhân. Một khi họ đã quyết định được người nào làm Tổng Bí Thư rồi thì họ sẽ tính đến những vị trí khác để đạt được sự cân bằng. Trong trường hợp họ gia hạn thời gian tại chức cho ông Tổng Bí thư thì đây sẽ là một bước đi sai lầm cho Việt Nam vì Việt Nam cần phải hội nhập với quốc tế. Cộng đồng quốc tế muốn có một sự đảm bảo về hướng đi sắp tới của Việt Nam… Về phần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ở chức lãnh đạo của mình ông đã đề bạt những quan chức trẻ tuổi hơn và được đào tạo ở phương Tây, những người đã được thử thách ở địa phương. Văn phòng của Thủ tướng trở nên có quyền lực hơn, các bộ cũng có thêm quyền lực hơn so với trước kia.
Việt Hà: Nếu đúng là ông Trọng ở lại thì Việt Nam sẽ có thay đổi gì và thách thức gì?
GS Carl Thayer: Trong trường hợp như vậy thì sẽ là một sự tiếp tục của bế tắc… bộ chính trị của Việt Nam có 16 người trong đó 7 người sẽ ở lại, 2 người còn quá trẻ tức còn quá mới, ít nhất 5 người cho 4 vị trí cao nhất, và đó là điểm sai trong hệ thống của Việt Nam vì nó giống như là một người ở vị trí được đề bạt vào chức mà anh ta không thể đảm đương nổi nên khi chọn những người vào vị trí quan trọng như Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội thì sẽ là một trong những người trẻ như Nguyễn Thị Kim Ngân chẳng hạn. Bằng việc đợi thêm một năm nữa, họ sẽ phải tìm một người cho vị trí Tổng Bí Thư, phải chọn người từ danh sách các ủy viên Bộ chính trị mới nhưng họ phải trì hoãn thì liệu Việt Nam có muốn hòa nhập, liệu họ có thể chấp nhận ngoại lệ cho một người có thể mang vào văn phòng của Tổng Bí Thư những khả năng mới. Có thể là trừ trường hợp Đỗ Mười, chưa có một ai trong vị trí Tổng Bí Thư bao gồm cả Tổng Bí Thư hiện tại có kiến thức về kinh tế thế giới. Nguyễn Phú Trọng cũng đã làm một điều trong di sản của mình là ông đã đến phòng bầu dục, người tiền nhiệm của ông đến Australia, ông đến thăm Nhật Bản, châu Âu. Nhưng điều tôi muốn nói là các nước dân chủ khác không có hệ thống 1 đảng tương ứng đã bắt đầu chấp nhận vai trò của Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam. Điều này không nên để bị bỏ phí phạm. Tổng Bí Thư không thể là một người chỉ nói với những trang giấy viết sẵn cho mình mà phải là người có thể hành động độc lập, thực hành quyền lực của mình như là một lãnh đạo thực sự thay vì chỉ phản ánh những lợi ích nội địa. Cho nên đối với Việt Nam, (nếu Trọng được ở lại thêm 1 năm) thì đó sẽ là một năm mất đi, một sự đình trệ trong khi họ cố tìm người mới cho chức Tổng Bí Thư.
Việt Hà: Ngoài hai gương mặt Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, ông còn thấy những gương mặt sáng giá nào khác cho chức Tổng Bí Thư?
GS Carl Thayer: Trước đó đã có các gương mặt như Phạm Quang Nghị nhưng ông ta cũng không làm được gì, rồi Trần Đại Quang có nhiều khả năng trong rada quan sát của tôi nhưng theo tôi ông ta đại diện quá mức cho phía bảo thủ, nắm quyền kiểm soát an ninh, và điều này làm cho các lãnh đạo khác lo lắng. Cho nên câu trả lời của tôi là tôi không thực sự thấy ai cả. Nhưng mà chúng ta cũng không thể biết được. Ngay trong đảng thôi đã có ai trước đó nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu trường học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ là một Tổng Bí Thư.
Việt Hà: Theo ông thì liệu chúng ta có nên trông đợi một sự bất ngờ vào cuối đại hội lần này không?
GS Carl Thayer: Theo tôi trong nội bộ đảng cũng có đủ sự đa đảng để tôi có thể nói là có thể sẽ có sự ngạc nhiên vào cuối đại hội. Chúng ta không thể biết được với những gì đang diễn ra, chúng ta có đại hội sắp diễn ra rồi lại đến Tết cho nên họ hoặc là phải có kết quả bây giờ hoặc phải đẩy lùi lại đến tháng 3. Cho nên sức ép về thời gian chính là sức ép về nhượng bộ. Họ có bế tắc nhưng họ phải lựa chọn khi thời hạn đến… cho nên sẽ có ngạc nhiên hay không? Theo tôi có thể có.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.


Most Popular

Bài đăng phổ biến

Most read this month