Mãi
tới hôm nay,khi đọc bài này tôi mới hiểu rỏ lý do tại sao Hòa Thượng Thích
Quảng Đức tự thiêu.
Một
tấm gương về sự hiến thân cho Phật Pháp 52 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu. Năm 1963. Lễ khánh thành nhà thờ ở La Vang (Quảng Trị) trùng vào dịp
lễ Phật Đản.
Ngày
6/4 (âm lịch): Tổng Thống Ngô Đình Diệm đi dự lễ khánh thành nhà thờ La Vang
(Quảng Trị). Khi qua thành phố Huế, thấy cờ Phật Giáo treo rợp trời. Ngay lập
tức, ông ra lệnh (bằng văn bản) bắt buộc hạ tất cả cờ Phật giáo xuống.
Tối
8/4 (âm lịch - ngày lễ Phật Đản): Trong cuộc biểu tình trước quyết định
"cấm treo cờ Phật giáo" tại Huế đã có 9 Phật tử bị bắn chết, nhiều
người khác bị thương.
Ngày
10/6 (tức 19/4 âm lich): Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo đồng ý cho phép Hòa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu theo tâm nguyện mà Ngài đã trình bày trong bức
thư ngày 27/5 (nhưng khi đó Ùy ban đã không chấp nhận tâm nguyện này của Ngài).
Đại đức Thích Đức Nghiệp đã đến gặp Hòa thượng để hỏi ý kiến và cho biết về sự
đồng ý của Ủy ban nếu Ngài vẫn giữ tâm nguyện đó. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã
khẳng định rằng đó là tâm nguyện của Ngài. Tối hôm đó, Hòa thượng vẫn chủ trì
khóa lễ Tịnh Độ tại Chánh điện của chùa Ấn Quang như thường lệ.
Kết
thúc khóa lễ, Hòa thượng đã dặn lại với hai vị Đại đức (hai người đã đi chuông
và đi mõ trong khóa lễ cuối cùng của cuộc đời Ngài) như sau: "Vì đạo pháp
tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy
tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật
A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý,
vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo: Một là, sau khi
thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là
kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và
đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.
Hai
là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo
sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp
thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v… để mà tu, nguyện
vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành.
Ba
là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có
thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ
ngay, dời việc di quan qua ngày khác".
Ngày
11/6 (tức 20/4 âm lịch): Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Sau đó thân thể
Ngài được đưa về chùa Xá Lợi để cầu kinh. Mấy ngày sau đem đi hỏa táng. Sau khi
hỏa táng, các Tăng, Ni đã mở lò thiêu để lấy tro cốt thì phát hiện 1 vật bằng
nắm tay lẫn lộn giữa những mảnh tro tàn. Mọi người bàng hoàng nhận ra vật đó là
trái tim của Ngài.
Sự
việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngay lập tức gây chấn động toàn thế
giới và được tất cả các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin. Điều đó khiến
cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm bắt buộc phải thỏa hiệp và ký vào bản hiệp định
chấm dứt đàn áp Phật giáo, bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo và cho phép tự do hoạt
động tu hành và hoằng truyền Phật pháp.
Nghĩ
lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:
1.
Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái
xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải
nứt nẻ.
2.
Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay
khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và
Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi
vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm
cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà
quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.
3.
Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của
Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ
sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án
để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy
đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho
biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc.
Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ
từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng
đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.
Sau
3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến
niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ
Phật-Giáo.
Còn
đây là đoạn trích nguyên văn lời tâm nguyện của Hòa thượng Thích Quảng Đức
trước lúc tự thiêu:
“Tôi
pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia
Định).
Nhận
thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là
trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu
vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật
để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại
Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau: Mong ơn Phật Tổ
gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối
thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn. Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ
cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt. Mong nhờ hồng ân chư Phật gia
hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ
giam cầm của kẻ gian ác. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc. Trước
khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình
Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình
đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa. Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức
Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Nam
Mô Đấu Chiến Thắng Phật Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm
Quý Mão Tỳ kheo Thích Quảng Đức Kính bạch".
Cũng
không thể không nhắc đến điều này: Ngày 02/11/1963 (tức ngày 17/9 âm lịch), sau
hỗn loạn đảo chính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (do tướng Dương Văn Minh chỉ
huy) người ta đã tìm thấy xác của Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng em trai (cố vấn
Ngô Đình Nhu) trên một chiếc xe bọc thép với nhiều vết dao đâm và vết đạn súng
lục. Tức là chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cuộc đời ông cũng đã
kết thúc chỉ sau 4 tháng 21 ngày kể từ ngày tự thiêu của Bồ tát Hòa thượng Tỳ
kheo Thích Quảng Đức.
Tóm
lại, chiến tranh thật khủng khiếp. Cầu nguyện rằng sớm chấm dứt mọi cuộc chiến
tranh trên thế giới này.
Cuộc
đời mỗi con người quá ngắn ngủi. Mọi thứ có được đều sẽ mất đi, chẳng có gì bền
lâu. Ngay cả Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Naponeon, Võ Tắc Thiên,
Washington... cũng chẳng giữ được giang sơn, chẳng giữ được mạng sống. Giang
sơn rồi cũng vào tay người khác, mạng sống rồi cũng mất, của cải giàu sang rồi
cũng vô nghĩa lúc trăm năm. Vậy thì tại sao họ không sử dụng cuộc đời ngắn ngủi
để sống ý nghĩa hơn, để đem lại hạnh phúc cho bản thân mình và những người khác?
Tất cả bởi ba nghiệp tham, sân, si mà làm khổ lẫn nhau. Ai biết đâu kẻ mình
giết hại lại chính là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu trong những đời
kiếp trước. Hành trình của chúng ta dài lắm, cuộc đời này chỉ là một khúc ngắn
ngủi, nếu không nhanh chuẩn bị hành trang công đức, trí tuệ và thành tựu pháp
thì kiếp sống tiếp theo biết trôi lăn về đâu trong sáu đạo luân hồi?
Chiến
tranh không có người chiến thắng, tất cả đều thảm hại như nhau, nỗi khổ đau mà
không thứ gì bù đắp nổi. Đó cũng là lí do tại sao năm 1959 khi Trung Quốc đánh
chiếm đất nước Tây Tạng, Đức Dalai Lama (là người đứng đầu đất nước Tây Tạng
khi đó và cả đất nước Tây Tạng đang lưu vong ở Bắc Ấn Độ bây giờ) đã không đánh
lại, Ngài đã dẫn theo dân chúng bỏ nước ra đi, sang Ấn Độ sống lưu vong. Rồi
sau đó nỗ lực đi tìm hòa bình bằng những hành động hòa giải. Ngài nhất định
không cho phép bất cứ chúng sinh nào mất mạng. Bởi giặc cũng là người, giết
giặc cũng là giết người, cũng là một chúng sinh phải mất mạng trong đau khổ mà
không cứu vãn nổi... Cho nên, chúng ta đừng bao giờ quên rằng cuộc đời này rất
ngắn, không đáng để phí phạm bất cứ giây phút nào để tạo ra nhân duyên cho khổ
đau... Mà chúng ta hãy sống thật ý nghĩa, thật hạnh phúc, cho mình và cho hết
thảy chúng sinh.
Nam
mô A Mi Đà Phật !
(Hình
ảnh và bài viết sưu tầm)
0 Response to "Lý do tại sao Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu"
Post a Comment